Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Hướng dẫn cách khởi động lại Windows Update khi gặp lỗi

Trong quá trình sử dụng, Windows thường nhận được các bản cập nhật hay vá lỗi từ Microsoft, và cũng không ít lần người dùng gặp vấn đề khi tải về, cài đặt các bản cập nhật này.

Khởi động lại Windows Update khi bị lỗi. 
Windows Update bị lỗi khi tải về hoặc cài đặt bản cập nhật không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nguyên nhân của việc này là có một số lỗi phát sinh từ hệ thống service. Cách triệt để giúp giải quyết vấn đề này là bạn cần khởi động lại dịch vụ Windows Update trong Services.

Khởi động lại Windows Update khi bị lỗi

Có nhiều cách để bạn có thể khởi động lại dịch vụ Windows Update trong Services. Tuy nhiên ở bài viết này, sẽ giới thiệu đến các bạn hai cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Cách 1: Bạn gõ từ khóa services trong phần tìm kiếm của Start menu. Sau đó tìm đến dịch vụ Windows Update: 
Tại đây, bạn kích chuột phải vào dịch vụ này và nhấn Restart. Đến đây, công việc của bạn đã xong.
Cách 2:  Bạn hãy mở CMD với quyền quản trị bằng cách nhấn đồng thời tổ hợp phím Windows + A. Sau đó thực hiện theo hai bước dưới đây: 
Bước 1. Đầu tiên, bạn cần dừng Windows Update lại với lệnh: net stop wuauserv 
Bước 2. Sau kih đã khởi động lại hệ thống, tiếp tục chạy lên sau: net start wuauserv 
Tất cả chỉ có thể, với những thao tác đơn giản và nhanh chóng như trên, bạn đã có thể khắc phục rất nhiều lỗi liên quan tới Windows Update. Hi vọng thủ thuật nho nhỏ này sẽ hữu ích đối với các bạn, chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Hướng dẫn cách cài đặt Windows 10 trên Mac

Nếu đang sử dụng Mac và bạn muốn trải nghiệm cảm giác sử dụng Windows 10 trên Mac của mình, bạn có thể tiến hành cài đặt Windows 10 trên Mac của mình. Các bước để cài đặt Windows 10 trên Mac khá đơn giản. Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ hướng dẫn cho bạn từ A-Z các bước để cài đặt Windows trên Mac của mình.

1. Chuẩn bị

Để cài đặt Windows 10 trên Mac, bạn phải có:
- Mac để bạn cài đặt Windows 10.
- Một ổ USB có dung lượng trống tối thiểu 5GB.
- Một máy tính đang chạy hệ điều hành Windows.
- Cuối cùng là kết nối mạng Internet ổn định và nhanh.
Một điểm lưu ý rằng bạn không thể cài đặt Windows 10 bản quyền. Tuy nhiên nếu muốn tiếp tục sử dụng Windows 10 bạn vẫn có thể mua sau khi kết thúc bản dùng thử 30 ngày trên Mac của mình.
Thực hiện theo các bước dưới đây để cài đặt Windows 10 trên Mac của bạn. Và Mac của bạn sẽ được cấu hình 2 hệ điều hành (dual-boot configuration), điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể lựa chọn một hệ điều hành (Windows 10 hoặc Mac OS) để sử dụng mỗi khi khởi động máy tính của mình.

2. Cài đặt Windows 10 trên Mac

Phần 1: Tải file Windows 10 trên Mac

Bước 1:
Đầu tiên cắm ổ USB của bạn vào máy tính Windows và tải công cụ Windows 10 Media Creation tool từ Microsoft. Phiên bản 32-bit hay 64-bit tùy thuộc vào hệ thống Windows mà bạn muốn sử dụng. Nếu không chắc chắn máy tính của bạn sử dụng Windows 64-bit hay 32-bit, bạn có thể tiến hành kiểm tra.
Lí do là bởi vì chỉ có phiên bản tương thích mới chạy trên hệ thống của bạn.
 tải công cụ Windows 10 Media Creation tool từ Microsoft
Bước 2:
Mở công cụ Media Creation tool mà bạn vừa tải về, chọn Create installation media for another PC, sau đó click chọn Next.
Mở công cụ Media Creation tool mà bạn vừa tải về
Bước 3:
Chọn ngôn ngữ (Language), phiên bản (Edition) và 64-bitArchitecture cho Windows 10, sau đó click chọn Next.
Lưu ý quan trọng rằng chọn 64-bit Architecture, trừ khi Mac của bạn chỉ hỗ trợ 32-bit Architecture (nhưng trường hợp này là rất hiếm). Nếu chọn 32-bit hoặc lựa chọn cả 2 tùy chọn thì sau này sẽ xảy ra lỗi.
Chọn ngôn ngữ (Language), phiên bản (Edition) và 64-bitArchitecture cho Windows 10
Bước 4:
Chọn lưu cài đặt Windows thành file ISO, sau đó click chọn Next.
Chọn lưu cài đặt Windows thành ISO file
Bước 5:
Chọn vị trí lưu trữ file Windows ISO. Bạn có thể lựa chọn lưu file trên ổ USB hoặc bất kỳ vị trí nào trên máy tính của bạn sau đó sao chép file vào ổ USB.
Phụ thuộc vào kết nối Internet, quá trình diễn ra có thể mất khoảng vài phút hoặc thậm chí là vài giờ. Sau khi file đã được lưu trong ổ USB, tiến hành tháo ổ USB ra khỏi máy tính Windows và cắm ổ USB vừa xong vào Mac của bạn.

Phần 2: Phân vùng Mac của bạn

Lưu ý:
Lúc này bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu tài khoản Admin trên Mac.
Bước 1:
Cắm ổ USB vào Mac sau đó tiến hành mở ổ USB lên. Sao chép file Windows ISO ra màn hình desktop trên Mac. Sau khi hoàn tất, bạn vẫn phải kết nối ổ USB trên Mac của mình.
Đảm bảo rằng không có bất kỳ ổ USB khác hoặc các thiết bị lưu trữ ngoài kết nối với Mac của bạn.
Sao chép file Windows ISO ra màn hình desktop trên Mac
Bước 2:
Chạy Boot Camp Assistant rồi click chọn Continue. Boot Camp Assistant nằm trong thư mục Applications\Utilities. Để tìm kiếm thư mục này nhanh chóng, bạn có thể sử dụng Spotlight.
Chạy Boot Camp Assistant rồi click chọn Continue
Bước 3:
Đảm bảo rằng bạn đã đánh tích 3 tùy chọn Create a Windows 7 or later version install diskDownload the latest Windows support software from Apple và Install windows 7 or later version, sau đó click chọn Continue.
đánh tích 3 tùy chọn
Bước 4:
Nếu sao chép file Windows ISO và lưu trữ trên màn hình Desktop trên Mac, file sẽ tự động được thêm. Nếu lưu trữ file ở vị trí khác trên máy tính, bạn click chọn Choose và duyệt file.
Nếu cắm ổ USB thì ổ USB sẽ tự động được chọn thành ổ cài đặt.
Xác nhận mọi thứ rồi click chọn OK. Boot Camp Assistant sẽ xác nhận xóa sạch ổ USB của bạn trước khi "biến" ổ USB thành ổ cài đặt Windows 10 (lưu ý rằng không có bất kỳ dữ liệu quan trọng nào được lưu trữ trên ổ USB nếu không dữ liệu sẽ bị xóa sạch).
Boot Camp Assistant sẽ xác nhận xóa sạch ổ USB
Bước 5:
Boot Camp Assistant sẽ yêu cầu bạn lựa chọn kích thước (size) cho phân vùng (partition) mà bạn sẽ sử dụng cho hệ điều hành Windows. Sử dụng thanh trượt để lựa chọn kích thước. Windows 10 yêu cầu tối thiểu 20 GB để cài đặt.
Lưu ý rằng đây là thời điểm duy nhất bạn có thể lựa chọn kích thước phân vùng cho Windows mà thôi, do đó cần lựa chọn kỹ trước khi tiếp tục thực hiện các bước.
Sau khi hoàn tất, không được tháo ổ USB rồi click chọn Install. Phân vùng sẽ diễn ra và Mac của bạn sẽ khởi động lại.
Hãy chắc chắn rằng bạn chưa rút ổ USB ra.
chọn kích thước phân vùng

Phần 3: Cài đặt Windows 10

Bước 1:
Mac của bạn sẽ tự động khởi động lại từ ổ USB và bắt đầu quá trình cài đặt Windows.
Lúc này bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn ngôn ngữ (language), định dạng ngày tháng và tiền tệ (Time and currency format) và thiết lập keyboard cho Windows. Sau khi thực hiện xong, click chọn Next.
lựa chọn ngôn ngữ (language), định dạng ngày tháng và tiền tệ
Lưu ý:
Nếu Mac của bạn không khởi động từ ổ USB, chỉ cần khởi động lại, nhấn và giữ phím Option sau khi nghe thấy âm thanh khởi động Apple để mở Menu các tùy chọn khởi động có sẵn. Sử dụng các phím mũi tên trái / phải để lựa chọn ổ USB rồi nhấn Enter để khởi động lại từ USB.
Bước 2:
Nhập Windows 10 Product key của bạn rồi click chọn Next hoặc click chọn Skip. Quá trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn xác nhận phiên bản Windows mà bạn muốn cài đặt và yêu cầu bạn đồng ý với các điều khoản.
Nhập Windows 10 Product key
Bước 3:
Trên màn hình sẽ hiển thị tất cả các phân vùng đang tồn tại, chọn một phân vùng được đánh dấu là BOOTCAMP. Đây là phân vùng bạn cài đặt Windows 10. Sau khi lựa chọn xong, click chọn Format.
phân vùng bạn cài đặt Windows 10
Bước 4:
Windows Setup sẽ yêu cầu bạn xác nhận, click chọn OK rồi click chọn Next.
Windows Setup sẽ yêu cầu bạn xác nhận, click chọn OK rồi click chọn Next
Bước 5:
Windows Setup sẽ tự động thực hiện quá trình cài đặt. Quá trình diễn ra mất khoảng từ 10 đến 30 phút, điều này phụ thuộc vào tốc độ Mac của bạn.
Sau khi hoàn tất, Mac sẽ khởi động cùng Windows 10. Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện các bước để thiết lập máy tính Windows mới, trong đó bao gồm cả việc tạo tài khoản người dùng (user).
 Mac sẽ khởi động cùng Windows 10
Bước 6:
Trong lần đăng nhập đầu tiên, trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo cài đặt Boot Camp. Click chọn Next và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để cài đặt và khởi động lại máy tính của bạn là xong.
Nếu không thấy thông báo xuất hiện, mở ổ USB của bạn sau đó kích đúp vào file Setupnằm trong thư mục BootCamp. Sau khi Boot Camp được cài đặt, bạn có thể rút ổ USB ra khỏi Mac của mình.
cài đặt Boot Camp

3. Gỡ bỏ cài đặt Windows 10

Nếu vì một lí do nào đó mà bạn không muốn sử dụng Windows 10 trên Mac của mình, bạn có thể xóa bỏ hoàn toàn cài đặt Windows 10 để giải phóng không gian trống trên Mac OS X. Để làm được điều này:
1. Khởi động vào hệ điều hành Mac, sau đó chạy Boot Camp Assistant rồi click chọn Continue.
chạy Boot Camp Assistant rồi click chọn Continue
2. Tìm và đánh tích chọn tùy chọn có tên Remove Windows 7 or later version, sau đó click chọn Continue.
 chọn tùy chọn có tên Remove Windows 7 or later version
3. Ở bước trên, chỉ cần click chọn Restore và bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu Admin trên Mac để xác nhận.
Sau khi thực hiện xong, cài đặt Windows sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn. Toàn bộ dữ liệu, bao gồm phần mềm và các tập tin, lưu trữ phân vùng Windows sẽ bị xóa sạch hoàn toàn.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Video - Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7

Sau đây là video hướng dẫn các bạn sử dụng tính năng trong Windows 7 để chia và gộp ổ một cách nhanh chóng mà hiệu quả chỉ với vài bước đơn giản trực quan. Phương pháp này còn có ưu điểm là không cần dùng soft bên ngoài cũng như không làm mất dữ liệu của bạn.
Các bạn có thể tham khảo cách làm qua video dưới đây!

1- Cách chia ổ


Video hướng dẫn cách chia ổ đĩa trên Windows 7

2- Cách gộp ổ

Lưu ý:

  • Chỉ có thể gộp ổ nằm ngay cạnh nhau, ổ cách nhau không gộp được với nhau.

Video hướng dẫn cách gọp 2 ổ đĩa trên Windows 7.
Để tìm hiểu kỹ hơn các bạn có thể tham khảo các bước làm bằng văn bản ở đây!

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Vài mẹo nhỏ biến Windows 7 thành trợ thủ đắc lực

Windows 7 là một hệ điều hành hoạt động khá nhanh nhưng vẫn còn nhiều thứ làm phiền người dùng, chẳng hạn như thời gian tắt máy, mở một trò chơi, sao chép tệp tin…Tuy nhiên, vài chiêu tinh chỉnh nhỏ, người dùng sẽ cải thiện đáng kể khả năng của hệ điều hành này.

Tắt nhanh Windows 7

Windows 7 áp dụng thời gian đợi nhất định đối với các dịch vụ để tắt hoàn toàn mà không gây áp lực cho bộ xử lý máy tính. Nếu bạn có một bộ xử lý đủ nhanh thì không cần đến chức năng này. Nhưng tại sao phải đợi trong khi bạn có thể tắt máy ngay lập tức? Để tắt nhanh hệ điều hành Windows 7, người dùng có thể thực hiện bằng cách mở menu Start và gõ “regedit”. Trong cửa sổ Registry Editor bạn truy cập đến khoá: HKEY_LOCAL_MACHINE \ SYSTEM \ CurrentControlSet \ Control. 
Ảnh minh họaSau đó quan sát khung cửa sổ bên phải, bạn kích chuột phải vào khoá WaitToKillServiceTimeout và chọn Modify. Bạn nhập giá trị tuỳ ý vào khung “Value data”. Mặc định là để 12000, tức là thời gian chờ 12 giây nhưng có thể lựa chọn một giá trị thấp hơn bất kì. Sau đó kích OK rồi khởi động lại hệ thống.

Hiển thị nhanh các hình nhỏ (Thumbnail)
Ảnh minh họa
Windows thường đặt độ trễ mặc định là 0,4 giây, nhưng nếu người dùng muốn di chuột qua bất cứ biểu tượng nào để xem trước ảnh nhỏ (Thumbnail) ngay lập tức thì tinh chỉnh như sau: Trong  cửa sổ Registry Editor, bạn truy cập đến khoá “HKEY_CURRENT_USER\Control Panel\Mouse”, chỉnh “MouseHoverTime” xuống 100 (tương ứng 0,1 giây) hoặc thấp hơn.

Kiểm tra tốc độ ổ USB trước khi áp dụng ReadyBoost
Tính năng ReadyBoost là dùng một số bộ nhớ ngoài như USB, thẻ nhớ,… làm bộ nhớ đệm cho hệ điều hành để tăng tốc đáng kể tốc độ khởi động, cũng như hoạt động của hệ điều hành. Nhưng đôi khi người dùng không biết chiếc USB của mình có phát huy được tác dụng này hay không? Vì vậy, người dùng có thể kiểm tra tốc độ USB bằng cách sử dụng phần mềm Crystal DiskMark.

Mỗi khi chạy phần mềm này, chúng sẽ kiểm tra toàn bộ bộ nhớ gắn trên máy tính, bao gồm cả thẻ nhớ SD. Người dùng có thể tải phần mềm Crystal DiskMark tại đây.

Tăng tốc Netbook
Netbook (laptop mini) thường không được trang bị đầy đủ tính năng và “sức mạnh” như một chiếc máy tính để bàn. Vì lý do đó, nhiều netbook trên thị trường đang chạy phiên bản Windows 7 Starter, nên không có nhiều tính năng ngốn nhiều tài nguyên như các phiên bản khác của hệ điều hành này. Tuy nhiên một số người vẫn cài phiên bản Windows 7 hoàn chỉnh trên netbook, nhưng hoạt động chậm chạp, nhất là các hiệu ứng hình ảnh. Vì vậy để khắc phục nhược điểm này, người dùng có thể thực hiện các bước sau:

Mở Menu Start và gõ “SystemPropertiesPerformance”, sau đó ấn “Enter”, bạn sẽ nhìn thấy cửa sổ dưới đây.
Ảnh minh họa
Kích vào mục “Adjust for best performance” và ấn “OK”. Sau khi mọi thứ được thiết lập, hệ điều hành sẽ hoạt động "mượt" hơn rất nhiều.

Tăng tốc chơi game
Nhiều người dùng vẫn thích sử dụng máy tính hơn là thiết bị chơi game cầm tay để trải nghiệm các trò chơi thực thụ. Tuy nhiên, ngay cả với phần cứng tốt nhất, máy tính của người dùng sẽ không thể tận dụng được lợi thế để chỉ dành riêng cho chơi game.

Nhưng với phần mềm Game Booster hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể tối ưu hóa máy tính để chơi game. Người dùng có thể tải phần mềm này tại đây: http://www.iobit.com/gamebooster.html

Tăng tốc khởi động
Trên phần lớn máy tính, hệ điều hành Windows luôn thiết lập có bao nhiêu lõi CPU sẽ được máy tính sử dụng khi khởi động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Windows chỉ sử dụng một lõi CPU để xử lý toàn bộ quá trình khởi động máy. Để tăng tốc độ khởi động nhanh hơn bằng một lõi hay 4 lõi CPU, người dùng có thể làm như sau: Mở menu "Start" và gõ "msconfig”, sau đó nhấp vào tab "Boot" trong MSConfig và kích vào nút "Advanced".

Sau đó người dùng chỉnh mục “Number of CPUs” và chọn tổng số CPU hoạt động nhiều nhất có thể. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cách tăng tốc đáng kể, nhưng cần phải đảm bảo được bộ nhớ RAM của hệ thống. Trong Windows 7, người dùng nên có RAM 4GB để thiết lập chế độ khởi động nhanh hiệu quả hơn.

Vô hiệu hóa một số dịch vụ không cần thiết
Một số dịch vụ của Windows 7 chiếm dụng khá nhiều dung lượng RAM, và thật lãng phí nếu không cần sử dụng những dịch vụ đó. Vì vậy, người dùng nên cài đặt chế độ khởi động thủ công cho một số dịch vụ không cần thiết.

Để khởi chạy hay tắt bỏ dịch vụ thực hiện các thao tác sau: Vào Control Panel | Administrative Tools rồi chọn Services, sau đó kích phải chuột lên những dịch vụ: Chọn Stop, nếu muốn tắt, hoặc Start để bật.

Hầu hết các dịch vụ đều được thiết lập ở trạng thái Automatic hoặc Manual. Bạn không cần phải thay đổi bất kỳ dịch vụ Manual nào.

Để thay đổi cách sử dụng các dịch vụ, bạn chỉ cần kích chuột phải và chọn Properties. Nếu không muốn dịch vụ nào đó thì đầu tiên dừng dịch vụ bằng cách nhấn Stop, sau đó bạn kéo danh sách Startup Type xuống và thiết lập dịch vụ sang chế độ Manual hoặc Disabled.

Nếu không chắc chắn về một dịch vụ, bạn nên thiết lập nó sang chế độ Manual để đảm bảo an toàn. Còn nếu trường hợp bạn biết chắc chắn không cần đến dịch vụ đó thì mới nên chọn Disabled.

Bạn có thể vô hiệu hóa hầu hết các dịch vụ bắt đầu tự động ở chế độ mặc định dưới đây:
    Computer Browser<'li>
    Distributed Link Tracking Client
    IKE and AuthIP IP Keying Modules
    Offline Files
    Remote Registry
    Tablet PC Input Service (trừ khi bạn sử dụng Tablet PC)
    Windows Error Reporting

Một số dịch vụ bạn tuyệt đối không được vô hiệu hóa gồm:    Multimedia Class Scheduler
    Plug and Play
    Superfetch
    Task Scheduler
    Windows Audio
    Windows Driver Foundation

Khi thực hiện các thao tác này phải được kiểm tra ngay lập tức, nếu có bất kỳ một hiện tượng nào đó không làm việc, bạn cần phải thay đổi trở về trạng thái ban đầu đối với dịch vụ mà bạn vừa điều chỉnh gần nhất.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Microsoft sắp ngừng bán Windows 7, dọn đường cho Windows 8

Microsoft mới đây vừa công bố sẽ ngừng cung cấp Windows 7 cho các OEM (các công ty sản xuất máy tính) của họ kể từ ngày 30/10/2014. Điều này có nghĩa là người dùng PC nếu muốn mua máy tính có cài sẵn hệ điều hành này sẽ phải tìm mua trước thời điểm trên, nếu không họ bắt buộc phải mua sản phẩm cài sẵn hệ điều hành mới hơn, Windows 8.1.
Microsoft sắp ngừng bán Windows 7, dọn đường cho Windows 8
Kể từ ngày 30/10 vừa qua, Microsoft cũng đã ngừng bán đĩa cài đặt Windows 7 - phiên bản Windows phổ biến nhất hiện nay - tại các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, với các OEM thì họ vẫn có thể bán các sản phẩm được cài sẵn HĐH này trước thời điểm hết hạn nói trên.
Hãng phần mềm Mỹ cũng công bố sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn phí người dùng Windows 7 (có cài bản update Service Pack 1) cho tới 13/1/2015. Các bản vá lỗi bảo mật cũng sẽ được cung cấp miễn phí cho người dùng phiên bản Windows này trước ngày 14/1/2020. Ngoài ra, người dùng Windows 8.1 Pro bản quyền cũng sẽ được phép hạ cấp xuống Windows 7 Pro nếu thích.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1

Nếu không cẩn thận để ý và ngăn chặn, chắc hẳn Windows của bạn sẽ âm thầm tải các bản cập nhật từ hệ thống máy chủ và tự động tiến hành cài đặt. Một lúc sau 1 cửa sổ yêu cầu khởi động lại máy tính sẽ xuất hiện, và nếu không thiết lập trì hoãn thì có thể máy tính sẽ tự động khởi động lại và hoàn thành quá trình cập nhật mà không cần đến sử cho phép của bạn.
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn việc này bằng 2 cách, 1 là tắt tính năng tự động kiểm tra và tải về cập nhật của Windows từ Windows Update. Và 2 là thiết lập tắt tính năng tự khởi động lại sau mỗi lần cập nhật.
Bản thân người viết thấy cách 2 khá ổn, và nếu muốn bạn có thể tham khảo hướng dẫn thực hiện sau:
Gọi hộp thoại Run của Windows bằng tổ hợp Win + R và nhập vào dòng lệnh "regedit".
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Sau đó nhấn Enter để thực thi gọi hộp thoại "Registry Editor".
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Bây giờ bạn tìm đến đường dẫn sau trong Registry Editor:
HKEY_LOCAL_MACHINE/SOFTWARE/Policies/Microsoft/Windows
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Nhấn phải chuột và chọn "New > Key" để tạo 1 hàm khóa trong đường dẫn này.
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Hãy đặt tên cho khóa này là "WindowsUpdate".
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Xong, tiếp tục tạo 1 khóa mới trong WindowsUpdate và đặt tên là "AU".
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Tại khóa AU, ta tiến hành tạo 1 hàm DWORD Value hoặc QWORD phù hợp với hệ phiên bản Windows mà bạn đang dùng, ở đây tôi đang dùng Windows 64 bit nên chọn QWORD (64-bit) Value.
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Và đặt tên cho hàm này là "NoAutoRebootWithLoggedOnUsers".
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1
Cuối cùng, bạn nhấn đôi vào nó và đặt giá trị là "1" ở dòng Value data. Kết thúc, nhấn OK để lưu lại.
Tắt tính năng tự động khởi động lại trên Windows 7/8/8.1

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

4 cách giúp cài nhanh nhiều phần mềm khi mới cài lại Windows

Sau đây là 4 cách mà chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn đọc để giúp đẩy nhanh quá trình cài nhiều phần mềm ngay sau khi vừa cài lại Windows hoặc khi mới vừa mua máy tính mới.
Hệ điều hành Windows trên máy tính là hệ điều hành duy nhất bạn chỉ có thể cài đặt phần mềm theo hình thức từng phần mềm một. Nếu như muốn cài đặt cùng lúc nhiều phần mềm, có thể sẽ rất phức tạp. Và việc cài đặt từng "món" như thế này rất mất thời gian, nhất là với người dùng sử dụng nhiều phần mềm để làm việc.
4 cách giúp cài nhanh nhiều phần mềm khi mới cài lại Windows
Sau đây là 4 cách mà chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn đọc để giúp đẩy nhanh quá trình cài nhiều phần mềm ngay sau khi vừa cài lại Windows hoặc khi mới vừa mua máy tính mới.
Cài đặt nhiều phần mềm cùng lúc với Ninite:
Ninite là công cụ khá tiện lợi dành cho người dùng không muốn mất nhiều thời gian cài đặt phần mềm. Bạn chỉ đơn giản là đánh dấu vào các phần mềm cần cài đặt trong danh sách và tải về duy nhất phần mềm Ninite, sau đó tất cả công việc sẽ được Ninite thực hiện một cách tự động, bao gồm tải phần mềm về, cài đặt và kể cả cập nhật phiên bản mới cho phần mềm. Tất cả đều không hiển thị bất kì thông báo nào trên màn hình Desktop của bạn.
4 cách giúp cài nhanh nhiều phần mềm khi mới cài lại Windows
Tuy nhiên, hiện tại danh sách phần mềm của Ninite khá ít, có thể sẽ không có những phần mềm mà bạn cần trong đó. Nhưng cũng rất đáng để bạn dùng thử.
Sử dụng bộ ứng dụng không cần cài đặt dành cho người hay làm việc di động:
Việc sử dụng các phần mềm dạng Portable giúp người dùng tiết kiệm thời gian cho việc cài đặt và thiết lập phần mềm. Bạn có thể cài đặt chúng trong một thư mục lưu trữ đám mây nào đó như Dropbox hoặc trên thiết bị USB. Khi muốn sử dụng chúng trên một máy tính mới, bạn chỉ cần cài đặt phần mềm đám mây tương ứng hoặc cắm thiết bị USB vào máy tính và sử dụng mà không cần cài đặt lại.
4 cách giúp cài nhanh nhiều phần mềm khi mới cài lại Windows
Hoặc bạn có thể sử dụng các bộ tổng hợp các phần mềm dành cho làm việc di động được đóng gói sẳn nhưPortableApps.com, Lupo PenSuite, CodySafe, và LiberKey.
Tạo điểm ảnh phục hồi có tùy chỉnh trong Windows 8:
Nếu đang sử dụng Windows 8, tính năng Refresh Your PC có thể giúp bạn bảo vệ các phần mềm cài đặt trên Desktop khi làm mới lại Windows. Khi sử dụng tính năng Refresh Your PC, Windows sẽ phục hồi lại các tập tin hệ thống cùng các phần mềm cài đặt trên desktop về trạng thái mặc định ban đầu và lưu toàn bộ các tập tin quan trọng, bao gồm cả các ứng dụng Metro.
4 cách giúp cài nhanh nhiều phần mềm khi mới cài lại Windows
Khôi phục từ tập tin hình ảnh Full System Backup của Windows 7:
Nếu bạn không sử dụng Windows 8, bạn có thể sử dụng tính năng Full System Backup của Windows 7 để tự tạo cho mình tập tin sao lưu toàn bộ hệ thống. Sao lưu ở đây là ảnh chụp toàn bộ hệ thống Windows của bạn tại thời điểm bắt đầu tạo dựng sao lưu. Và khi cần, bạn có thể khôi phục lại hệ thống bằng tập tin ảnh sao lưu này.
4 cách giúp cài nhanh nhiều phần mềm khi mới cài lại Windows
Bạn không thể sử dụng hình ảnh sao lưu này trên máy tính khác vì sự khác nhau về phần cứng cũng như các chi tiết khác.